
Các đại biểu dự hội nghị

Toàn cảnh hội nghị
Thời gian qua, hoạt động của tội phạm
lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng diễn biến phức tạp, với phương
thức ngày càng tinh vi, gây thiệt hại rất lớn về kinh tế cho người dân. Năm 2024, toàn tỉnh
xảy ra 56 vụ liên quan đến tội phạm sử dụng công nghệ cao, lợi dụng không gian
mạng để hoạt động. Trong đó tội danh chiếm tỷ lệ cao là lừa đảo chiếm đoạt tài
sản (31 vụ = 55,4%). Trước sự đấu tranh quyết liệt của lực lượng Công an, các đối
tượng phạm tội liên quan đến sử dụng công nghệ cao lừa đảo chiếm đoạt tài sản
đã sang các nước như Campuchia, Lào, Philippines, Myanma… để hoạt động. Một số
thủ đoạn các đối tượng hay sử dụng như: Các đối tượng đăng ký các Website, App,
tài khoản mạng xã hội… bằng thông tin giả, sử dụng tài khoản ngân hàng “rác”,
sim “rác” sau đó thực hiện các thủ đoạn như đăng các hình ảnh gái đẹp, sexy để
câu dẫn, gạ gẫm bị hại là nam giới gọi điện Video Call, sau đó đối tượng chụp lại
khuôn mặt của bị hại cắt ghép hình ảnh rồi tống tiền; Giả danh cán bộ Công an,
cán bộ nhà nước gọi điện, yêu cầu bị hại cài đặt các ứng dụng giả mạo (VNeID,
thuế, bảo hiểm xã hội…) có chứa mã độc đọc được nội dung, truy cập ứng dụng
ngân hàng trong Smartphone của người dùng để chuyển tiền và chiếm đoạt…; giả mạo
là các đơn vị tổ chức hoạt động cho trẻ em, công ty du lịch, đại lý bán vé máy
bay để lừa bị hại đặt cọc rồi chiếm đoạt.

Đại tá Lê Đức Thành, Phó Giám đốc, Thủ trưởng
Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh phát biểu tại hội nghị
Ngoài ra, còn nổi lên các hành vi phạm tội,
vi phạm pháp luật liên quan đến ma túy, mại dâm, đánh bạc, tổ chức đánh bạc, phổ
biến nhất là hoạt động cá độ bóng đá, mua bán số lô, số đề, game đổi thưởng… Hoạt
động mua bán thông tin, dữ liệu cá nhân, tài khoản ngân hàng cũng được các đối
tượng tội phạm lợi dụng nhằm thực hiện các hành vi chuyển tiền, rửa tiền do phạm
tội mà có…


Các đại biểu tham luận tại hội nghị
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo
luận, đánh giá tình hình, đưa ra các biện pháp, giải pháp, cũng như các sáng kiến,
kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh với loại tội
phạm này, đồng thời xác định rõ 7 giải pháp trọng tâm cần triển khai thực hiện
trong thời gian tới, trong đó tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phố biến
pháp luật trên nhiều nền tảng mạng xã hội đối với lĩnh vực, chuyên đề liên quan
đến tội phạm sử dụng công nghệ cao để người dân nắm được, có biện pháp phòng ngừa;
Tổ chức tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng Công an
cấp xã trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm sử dụng công nghệ cao…;
Tăng cường phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan đến lĩnh vực ngân hàng,
tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán… để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hoạt
động chuyển tiền, rửa tiền do phạm tội mà có, chủ động phối hợp với các Công ty
cung cấp dịch vụ viễn thông, internet, dịch vụ mạng xã hội để kịp thời phát hiện,
phòng ngừa tội phạm lợi dụng lĩnh vực này để hoạt động…

Đại tá Lê Quý Thường, Phó Giám đốc, Thủ
trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh phát biểu kết luận hội nghị
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Đại
tá Lê Quý Thường, Phó Giám đốc, Thủ Trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh
nhấn mạnh: tội phạm sử dụng
công nghệ cao, lợi dụng không gian mạng luôn gắn với con người cụ thể; việc sử
dụng công nghệ cao, lợi dụng không gian mạng chỉ là phương tiện, công cụ để đối
tượng hoạt động; dù khoa học, công nghệ có phát triển thì con người vẫn là yếu
tố quyết định, vì vậy từng đồng chí lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ Công an cần nhận
thức rất rõ vấn đề để đổi mới tư duy, cách thức tổ chức thực hiện các biện pháp
phòng ngừa, chủ động phát hiện, đấu tranh, xử lý có hiệu quả với loại tội phạm
này. Chủ động nghiên cứu các giải pháp
kỹ thuật, xây dựng các phần mềm phục vụ thiết thực cho công tác đấu tranh,
phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao. Triển khai có hiệu quả các hệ thống
kỹ thuật hỗ trợ nghiệp vụ do các Cục nghiệp vụ Bộ Công an xây dựng.