1. Vì sao phải sáp nhập đơn vị hành chính các cấp?
Sáp nhập nhằm tinh gọn bộ máy, giảm đầu mối trung gian, tiết kiệm chi phí, tăng hiệu lực – hiệu quả hoạt động của chính quyền, đồng thời tạo điều kiện để địa phương phát triển mạnh mẽ hơn về kinh tế – xã hội.
2. Việc sáp nhập này có mang tính bắt buộc không?
Có. Đây là chủ trương lớn của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ; các địa phương có trách nhiệm triển khai đồng bộ theo kế hoạch, có lộ trình và gắn với lấy ý kiến Nhân dân.
3. Việc sáp nhập có ảnh hưởng đến quyền lợi người dân không?
Không. Mọi quyền lợi chính đáng của người dân vẫn được đảm bảo, thậm chí còn được nâng cao nhờ bộ máy hiệu quả, dịch vụ công thuận tiện hơn.
4. Mục tiêu lớn nhất của việc sắp xếp đơn vị hành chính là gì?
Là xây dựng hệ thống chính quyền địa phương tinh gọn, hiệu lực, sát dân, phục vụ tốt hơn và tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội.
5. Chính quyền địa phương 2 cấp là gì?
Là mô hình tổ chức chỉ còn hai cấp chính quyền gồm cấp tỉnh và cấp xã (bỏ cấp huyện). Mỗi cấp có HĐND và UBND, hoạt động theo nguyên tắc phân cấp – phân quyền rõ ràng.
6. Các tỉnh/thành nào được sáp nhập?
Việc lựa chọn tỉnh, thành sáp nhập dựa trên tiêu chí dân số, diện tích, điều kiện phát triển. Danh sách cụ thể được quy định trong Nghị quyết số 60-NQ/TW.